Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Máy bơm tăng áp đảm bảo nhu cầu nước sạch.

Sử dụng máy bơm tăng áp để xây dựng các trạm bơm nước sạch, cấp nước cho khu công nghiệp, khu chế xuất, tòa nhà, hộ gia đình nhà cao tầng…đảm bảo tốt nhu cầu nước sạch cho mùa mưa, mùa hạn hán rất cần thiết cho con người.

Đặc biệt: Đối với các hộ gia đình nhu cầu nước sạch là rất cần thiết trên thực tế.

Ông: Nguyễn Ngọc Tưởng, chức vụ: Giám Đốc, công ty CP Xây Dựng & Xuất Nhập Khẩu HTH cho biết: Trong nhiều năm xây dựng các trạm bơm, hệ thống máy bơm cấp nước sạch cho nhiều khu vực trên khắp cả nước. Người dân luôn mong muốn được sử dụng loại máy bơm chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu cao, giá hợp lý.

Lắp đặt hệ thống máy bơm tăng áp để tăng khả năng áp lực nước trong đường ống khi áp suất giảm, đảm bảo quá trình cấp nước sạch cho hộ gia đình, tòa nhà, nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất,…khả năng của máy bơm tăng áp có thể:

- Giữ được áp lực đều và đủ tại mỗi vòi nước.

- Nâng áp lực nước ở tầng áp mái.

- Đảm bảo sự vận hành hợp lý, tuổi thọ của máy bơm cao.

Vì sao phải lắp đặt hệ thống máy bơm tăng áp?

Khi nước yếu, khiến cho người dùng phải chờ đợi, máy nước nóng hoặc máy giặt hoạt động không ổn định. Nước mạnh gây lãng phí, còn gây ra rỏ rỉ, nứt vỡ ống,…Vì vậy, lắp đặt hệ thống máy bơm tăng áp để làm tăng khả năng áp lực nước trong đường ống khi áp suất giảm.

Các loại máy bơm nước tăng áp được nhập khẩu từ Italy ứng dụng trong các lĩnh vực

Máy bơm pentax của Italy có công suất, lưu lượng, cột áp, đường hút và họng đẩy phù hợp với nhu cầu mà người sử dụng đang mong muốn ở thời điểm thực tế hiện nay. Khả năng đáp ứng nhu cầu cấp nước sạch là hiệu quả, người sử dụng hoàn toàn có thể đặt niềm tin về chất lượng, sức bền của các loại máy này.

 Ứng dụng thông thường:

- Cung cấp nước sạch trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.

- Cấp nước và xử lý nước, tưới tiêu.

- Cấp nước cho tòa nhà, khu chung cư,…trong xây dựng & dân dụng.

- Cấp nước nồi hơi, chữa cháy, hệ thống phun nước.

(Theo Khám phá)

>> Bắt Bệnh Máy Bơm Nước Và Một Số Cách Khắc Phục
>> Dịch vụ chăm sóc khách hàng sử dụng máy bơm nước

Dịch vụ chăm sóc khách hàng sử dụng máy bơm nước

Hầu hết người sử dụng máy bơm nước không am hiểu kỹ thuật hoặc hiểu sơ sài và hiểu sai dẫn đến quá trình sử dụng máy bơm xảy ra sự cố hỏng hóc, trục chặc trong quá trình vận hành và không đáp ứng đủ nhu cầu. Vậy đâu là giải pháp tốt nhất cho các nhà máy, công trình cấp thoát nước?.

Theo dõi nhu cầu sử dụng máy bơm nước của các hộ gia đình, nhà máy, dự án công trình cho thấy: Quá trình sử dụng máy bơm cấp nước sạnh, thoát nước thải, máy bơm hoá chất xảy ra sự cố thường xuyên nếu không có giải pháp sẽ làm thay đổi mục tiêu và sự thành bại trong công việc mà bạn đang cần thực hiện.

→ Vậy ai là nhà cung cấp giải pháp cấp nước sinh hoạt, cấp thoát nước thải và bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm định kỳ sau thời gian hết hạn bảo hành.

Dịch vụ tư vấn và cung cấp máy bơm nước tại showroom

Nỗi lo của người tiêu dùng làm sao để mua được máy bơm đúng chất lượng, đúng nhu cầu và mục đích sử dụng?

Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, kỹ thuật lâu năm hỗ trợ khách hàng tư vấn chính xác về mặt kỹ thuật. Hỗ trợ khách hàng khảo sát đường ống, lắp đặt để tăng nhu cầu và cách sử dụng máy bơm nước một cách tối ưu.

→ Tư vấn và cung cấp giải pháp cấp nước sinh hoạt cho hộ gia đình, doanh nghiệp.

Dịch vụ cung cấp giải pháp thi công, lắp đặt tại cho các công trình

Lắp đặt máy bơm nước có cần kỹ xảo? Hầu hết người sử dụng máy bơm nước không am hiểu kỹ thuật hoặc hiểu sơ sài và hiểu sai dẫn đến quá trình sử dụng máy bơm xảy ra sự cố hỏng hóc, trục chặc trong quá trình vận hành và không đáp ứng đủ nhu cầu.

→ Giải pháp tốt nhất cho các nhà máy, công trình cấp thoát nước.

Để xây dựng hệ thống máy bơm cấp, thoát nước cần các yếu tố sau:

- Am hiểu về sản phẩm.

- Đưa ra mô hình lắp đặt.

- Hiểu rõ nguyên lý làm việc và quá trình hoạt động của máy bơm.

- Đúc kết những trải nghiệm từ nhiều dự án - công trình.

- Kỹ xảo từ kiến thức, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn.

Sau đó, đưa ra giải pháp thi công lắp đặt, kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.

Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ sau thời gian hết hạn bảo hành

Để đảm bảo cho quá trình sử dụng máy bơm nước không bị gián đoạn, nâng cao nhu cầu và tiếp tục cải tiến theo định hướng và phát triển của người sử dụng. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ sau thời gian hết hạn bảo hành giúp người sử dụng an tâm sử dụng máy bơm nước.

Lưu ý:

Tư vấn, cung cấp giải pháp cấp nước thoát sinh hoạt, công nghiệp và xử lý nước thải.

Cung cấp giải pháp thi công lắp đặt, kiểm tra bảo dưỡng định kỳ cho các công trình.

Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ sau thời gian hết hạn bảo hành.

>> Khi Nào Gia Đình Cần Sử Dụng Máy Bơm Tăng Áp?
>> Hiệu quả từ các dự án cấp điện tại Gia Lai: Áo mới thôn buôn

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Hiệu quả từ các dự án cấp điện tại Gia Lai: Áo mới thôn buôn

Nhờ có sự đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của ngành Điện, lưới điện quốc gia đã vươn xa đến từng thôn, bản vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Có điện, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt kinh tế - xã hội có nhiều đổi thay, nhất là diện mạo vùng nông thôn.

Ánh sáng văn minh của người đồng bào

Những ngày cuối năm 2015, chúng tôi có dịp trở lại một số thôn, buôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai – khu vực được hưởng thụ từ Dự án cấp điện cho các thôn buôn chưa có điện 5 tỉnh Tây Nguyên. Mỗi nơi chúng tôi đi qua, chứng kiến sự đổi thay về đời sống của người dân và diện mạo nông thôn, chúng tôi càng thấu hiểu giá trị mà ánh sáng điện mang lại.

Nhớ lại khoảng thời gian chưa có điện, ông Nguyễn Trúc - Chủ tịch UBND xã Ia Vê, huyện Chưprông bùi ngùi: “Đời sống của bà con vất vả, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ”. Vì vậy, khi Dự án cấp điện cho các thôn, buôn chưa có điện của 5 tỉnh Tây Nguyên được khởi công vào năm 2008 đã thổi một luồng gió mới cho đồng bào nơi đây. Mục tiêu của Dự án là đưa điện lưới quốc gia về 1.300 thôn, buôn với số vốn trên 1.300 tỷ đồng, trong đó 85% là vốn ngân sách, 15% là vốn của EVN. Sau khi dự án hoàn thành góp phần to lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị cho 5 tỉnh Tây Nguyên.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, dự án cấp điện cho 326 thôn (buôn, làng), với khoảng 25.964 hộ dân, tổng giá trị thực hiện 357 tỷ đồng (trung bình khoảng 13 triệu đồng/hộ). Những con số thống kê khô khan, nhưng để thực hiện được đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì của cả tập thể bao thế hệ, từ lãnh đạo đến từng cán bộ, công nhân Công ty Điện lực Gia Lai (trước đây là Điện lực Gia Lai). Còn nhớ năm 2008 – 2009, trong quá trình triển khai thực hiện dự án đã gặp không ít khó khăn do giá cả vật tư, thiết bị có nhiều biến động gây ảnh hưởng lớn đến việc bố trí nguồn vốn ngân sách; địa bàn thực hiện trải dài trên diện rộng, hầu hết các thôn buôn trong vùng dự án nằm ở vùng sâu, vùng xa nên giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về mùa mưa bão.

Ông Nguyễn Trúc cho biết thêm: “Từ khi có điện lưới quốc gia, người dân được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp cận với khoa học kỹ thuật… Chính “ánh sáng văn minh” đã làm thay đổi suy nghĩ và cách làm của người dân, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Cái đói, cái nghèo vì vậy cũng được đẩy lùi”.

Được biết, hiện xã Ia Vê có hơn 120 ha hồ tiêu, 980 ha cà phê và 100 ha cao su tiểu điền, chưa kể các loại cây trồng khác và hoa màu. Nhiều hộ đồng bào Jrai giàu lên như nhà ông Rơ Mah Chun ở làng O Ngol, xã Ia Vê với 600 trụ tiêu và 1 ha cà phê, mỗi năm thu về gần 200 triệu đồng. Còn anh Rơ Manh Chao, thôn 4, xã Ia Vê phấn khởi: “Bây giờ nhà nào cũng có ti vi, khá giả hơn thì có máy bơm phục vụ tưới tiêu, cà phê... Điều mà làm tôi vui nhất là bà con biết sử dụng điện để làm kinh tế, đầu tư máy xay lúa để phục vụ cho bà con trong làng”.

Nối dài những bờ vui

Rời Chưprông, chúng tôi tiếp tục ghé thăm các thôn, bản được hưởng lợi từ Dự án nâng cấp và mở rộng lưới điện phân phối nông thôn vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn vay vốn Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW). Mục tiêu của dự án mà ngành Điện kỳ vọng là “người dân chưa có điện thì được dùng điện, người dân có điện rồi thì đầu tư để người dân có nguồn điện tốt hơn và an toàn hơn”.

Anh Trần Văn Tiên - làng Chuet 2, phường Thắng Lợi (TP. Pleiku, Gia Lai) cho biết: Ở gần trung tâm thành phố, chúng tôi may mắn là được dùng điện sớm hơn bà con ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng lưới điện không đảm bảo an toàn, có hộ dân ở xa đường điện trục chính đến vài trăm mét, do đó người dân sử dụng dây điện chắp vá, câu móc trên hàng rào, gây mất an toàn, nhất là vào mùa mưa bão. Điện vào giờ cao điểm không đủ tải nên các vật dụng trong gia đình như bóng điện, máy bơm nước, tivi, nồi cơm điện, quạt... dễ bị cháy, hư hỏng do nguồn điện yếu. Từ khi có dự án, những tồn tại trên đã được khắc phục. Nếu trước đây lưới điện chưa được nâng cấp thì việc dùng điện để bà con sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, giờ lưới điện được nâng cấp như thế này việc xay xát, bơm nước tưới cây trồng, phát triển ngành nghề dịch vụ của bà con thuận lợi hơn.

Đến Làng Mo, xã Đăk Tơ vel, nơi dự án vay vốn KfW được triển khai đưa vào sử dụng 3 năm, chúng tôi gặp anh Alớt đang bơm nước tưới cà phê. Anh Alớt vui vẻ: “Điện bây giờ khỏe lắm! Trong làng, bà con sử dụng điện xay lúa, bơm tưới cây công nghiệp... không còn sử dụng bình ắc-quy hay máy nổ như trước kia, tình trạng muốn bơm được nước để dùng phải thức dậy từ 1 - 2 giờ sáng, cơm nấu mãi không chín đã không còn”.

Nói về hiệu quả của dự án, ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Điện lực Pleiku, Công ty Điện lực Gia Lai cho biết: “Người dân trong vùng hưởng lợi của 2 dự án vay vốn ADB và KfW đều vui mừng đón nhận kết quả hoàn thành dự án, bởi do lưới điện được cải tạo, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân”.

Rõ ràng, các dự án cung cấp điện và cải tạo lưới điện khu vực nông thôn mà Công ty Điện lực Gia Lai nói riêng và ngành Điện nói chung đã và đang thực hiện đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Gia Lai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Loài hoa hoang sơ về phố "phát sợ" người ở phố ngắm hoa

Loài hoa hoang sơ về phố "phát sợ" người ở phố ngắm hoa

Tuần qua, sự kiện 7000 bạn trẻ chen chân trong một thung lũng hoa tam giác mạch rộng 2ha ở hồ Tây - Hà Nội khiến dư luận tranh cãi gay gắt về trào lưu chụp ảnh đi kèm với…phá hoại của giới trẻ.

2ha hoa tam giác mạch bị phá nát trong 2 ngày

Ngày 30/11, vừa tìm đến thung lũng hoa ở hồ Tây, người viết vô cùng bất ngờ vì 4 – 5 bảo vệ kiên quyết không cho ai vào chụp ảnh, mặc dù 2 ngày trước đó nơi đây mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người.

Thuyết phục chủ vườn một hồi, chúng tôi cũng vào được thung lũng hoa để tận mắt chứng kiến cảnh ngổn ngang. Đầu giờ chiều, các máy bơm nước chạy liên tục, vườn hoa trống không, lác đác vài nhân viên làm vườn đang hì hụi trồng lại cây con. Cảnh tượng trái ngược hẳn với sự hỗn loạn của 2 hôm trước.

Theo quản lý vườn hoa, vì là lần đầu tiên hoa tam giác mạch được trồng thành công ở Hà Nội, chủ vườn đã mở cửa miễn phí cho du khách tham quan. Không ngờ lượng người đổ về đây quá đông so với dự kiến, chiến dịch này buộc phải dừng lại vì thung lũng hoa không thể kiểm soát nổi số đông.
Ngày thứ nhất có khoảng 3000 người, ngày hôm sau số lượng đã tăng gấp đôi. Người người đua nhau vào giẫm nát hết các luống hoa khiến toàn bộ khung cảnh trở nên xơ xác, tiêu điều.

Bác Trần Đình Nghĩa, người trực tiếp chăm sóc hoa tam giác mạch cho biết: “Mới 2 ngày mà vườn hoa xơ xác như vậy vì họ cứ thích chen vào giữa để chụp ảnh, không chịu đứng trên đất. Hôm trước đông quá, tôi nhắc mà có ai nghe đâu. Bây giờ chúng tôi sẽ kè lại hàng rào, không cho ai vào trong nữa”.

Theo bác Nghĩa, hoa tam giác mạch tại vườn được trồng từ tháng 5 âm lịch, đến giờ được nửa năm. Mỗi lần gieo, bác phải đào sâu hơn, cây mới đủ vững chãi để vươn lên vì loài hoa này thân mềm, rất dễ chết, chỉ cần quệt phải thôi cũng khiến hoa bị gãy cành. Chứng kiến cảnh các bạn trẻ ồ ạt giẫm vào hoa, bác Nghĩa không khỏi đau xót nhưng cũng đành bất lực.

Kỳ công rước tam giác mạch về Hà Nội

Ít ai biết, để có được vườn hoa tam giác mạch, người trồng đã phải vất vả như thế nào. Ngán ngẩm nhìn vườn hoa, anh Bùi Mạnh Hiếu (chủ nhân thung lũng hoa) tâm sự về hành trình đưa hoa tam giác mạch xuống Hà Nội: “Hoa tam giác mạch đã quá nổi tiếng ở Hà Giang. Chúng đẹp không phải vì sự mỏng manh, yểu điệu mà còn bởi không gian hùng vĩ của núi non trùng điệp.

Bản thân tôi là người Nhật Tân, niềm đam mê trồng hoa, cây cảnh của tôi đã ngấm vào máu từ nhỏ. Khi nhìn thấy tam giác mạch, ý nghĩ đem hoa này về đây ngay lập tức đến với tôi nên tôi đã liên lạc với những người cung cấp giống trên Hà Giang.

Trồng hoa tam giác mạch không khó, nhưng để làm một khu vườn đẹp cũng chẳng dễ. Tôi đã trồng 2 lần, thậm chí lần này vẫn là công cuộc thử nghiệm mà thôi. Lứa đầu tiên của vườn hoa tam giác mạch thất bại do tôi chủ quan và chưa có kinh nghiệm. Giống còn non nên cây khó lên.

Lần thứ 2 tam giác mạch vươn lên không gặp bất lợi gì cả, điều kiện môi trường khá tốt. Tới nay, tôi đã mất 150 kg hạt giống để tạo nên vườn hoa tam giác mạch. Loài hoa này hoàn toàn có thể mở rộng trồng được ở nhiều nơi khác trên cả nước, phục vụ cho những người yêu thích chúng”.

Nói về cách thưởng thức hoa của người dân, anh Hiếu chia sẻ thêm: “Dĩ nhiên ngắm hoa phải kết hợp với không gian mới cảm nhận được sự thú vị. Mỗi lần lên Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch, tôi có một cảm xúc khác nhau. Không gian rộng lớn ở trên đó khiến cho tôi cảm thấy tự do phiêu diêu tự tại, còn hoa về đây bị bó hẹp lại, một phần nào đó cảm xúc trong tôi cũng không còn.

Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để lên Hà Giang nên tôi vẫn muốn đem loài hoa này về Hà Nội, tạo điều kiện cho họ thưởng thức hoa giống tôi.

Mục đích ban đầu mở thung lũng hoa cũng không phải để cho các bạn trẻ đến chụp ảnh. Ở bên kia, tôi có xây dựng một lán nghỉ. Nếu ai đó ngồi đấy thưởng trà, ngắm hoa thì họ sẽ thấy thú vị hơn nhiều so với việc xuống vườn”.

Sự vô ý thức của giới trẻ khi đến vườn hoa chụp ảnh khiến họ hoài nghi: có nên tiếp tục đem những loài hoa hoang sơ cho các bạn trẻ biết tới hay không?

Đi chụp ảnh hoa, ý thức ở đâu?

Quả thật, những người yêu hoa thường không ngại khó, vượt trăm cây số chỉ để đổi lấy vài giờ thưởng hoa trong không gian thiên nhiên hoang sơ. Nhưng không ít sự tĩnh lặng đó đã bị phá  bởi phong trào chụp ảnh của giới trẻ hiện nay. Việc giới trẻ đi chụp ảnh không màng đến ý thức giữ gìn cảnh quan là thực tế.

Còn nhớ cách đây nhiều năm, khi Lễ hội hoa anh đào thật ở Hà Nội được tổ chức, trong khi nhiều người Nhật xếp hàng để vào cổng thì nhiều bạn trẻ Việt Nam công kênh nhau bật tường rào để vào. Trong số các bạn trẻ đến lễ hội hoa, cả nam lẫn nữ ào ạt, xô đẩy nhau, tranh nhau bứt hoa, bẻ cành những cây hoa anh đào thật.

Khi lễ hội hoa chưa kết thúc thì người chiêm ngưỡng đã thi nhau vặt trụi số hoa cả giả lẫn thật và chia nhau mỗi người cầm 300 cành hoa. Thậm chí những dàn lưới treo lơ lửng hoa anh đào cũng bị nhiều bạn kiệu nhau lên tranh giành.

Hay như lễ hội hoa tam giác mạch mới đây ở Hà Giang, không ít những hình ảnh luống hoa bị giẫm đạp, khách du lịch thi nhau nhảy, lăn lộn để tạo dáng. Một bạn trẻ đã phải viết thư lên tiếng về cảnh giày xéo quê hương trên facebook gây xôn xao dư luận.

Mới đây nhất, cảnh tượng “biển người” chen chân 10km ở vườn hoa hướng dương ở Nghệ An khiến không ít người bàng hoàng. Thu Phương (Hà Nội) bình luận: “Ngắm hoa đâu không thấy, mọi người chỉ đang làm giàu cho những người gửi xe chộp giật.

Chưa kể việc đi hơn trăm cây số đến đây chỉ để chen chúc, chui vào giữa vườn chụp hoa giống hành xác hơn là đi phượt hay chụp ảnh nghệ thuật.

Gần như mọi người chỉ chạy theo tâm lý đám đông mà thôi. Những bức ảnh kia không bao giờ chụp vẻ đẹp của hoa mà lúc nào cũng cần có mặt các bạn nữ thật xinh đẹp. Ảnh không xinh thì được coi là xấu, ảnh xinh mà đằng sau chỉ thấy người cũng được cho là đẹp”.

Liệu có phải sở thích đi phượt thưởng hoa của giới trẻ không còn xuất phát từ sự yêu thích thiên nhiên mà đã biến tướng thành trào lưu chụp ảnh khoe thân?

Mỹ Hạnh

Ông nông dân làm máy bơm nước chống hạn

Ông nông dân làm máy bơm nước chống hạn

Chưa hề qua một trường lớp cơ khí nào nhưng ông Trần Hữu Đá (46 tuổi, trú xã Gio Quang, huyện Gio Linh, Quảng Trị) đã tự mày mò, cải tiến may bom nuoc phục vụ sản xuất nông nghiệp rất hiệu quả.

Năm 2000, ông Đá vào tỉnh Tiền Giang tìm hiểu máy gặt tự chế của một lão nông thì tình cờ bắt gặp chiếc máy bơm nước chạy bằng dầu. Vì thích thú nên ông chăm chú, để ý kỹ – đó cũng là tiền đề cho chiếc máy bơm cải tiến của ông.

Mãi đến vụ đông xuân năm 2014, bà con trong xã Gio Quang khốn khổ vì ruộng ngập không gieo cấy được, phải tát nước bằng tay hoặc dùng máy bơm cỡ lớn, tốn nhiên liệu nhưng công suất lại thấp; ông Đá sực nhớ đến chiếc máy hút nước ở Tiền Giang.

Nhưng chiếc máy ấy chạy theo nguyên lý quạt cánh dẫn, phải có ống hút, kín nước, máy lại quá cồng kềnh (nặng hơn 1 tạ), chạy bằng dầu rất tốn nhiên liệu, vả lại giá cả quá đắt. Những chiếc máy cỡ lớn ấy không hợp với đồng lúa Quảng Trị nhỏ, hẹp. Ông Đá lên mạng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của một số loại máy bơm nước rồi nảy ra ý tưởng cải tiến chiếc máy bơm nước ở Tiền Giang cho gọn nhẹ.

Chỉ sau một tuần mày mò, chiếc máy bơm nước của ông Đá đã làm nức lòng người dân địa phương. Không có trình độ chuyên môn nên chiếc máy được ông Đá gọi nôm na là máy bơm hướng trục lai cánh dẫn, chạy bằng xăng (1 lít xăng, máy chạy được 1 giờ đồng hồ, bơm khoảng 200m3 nước, gấp 5 lần máy bơm nước ly tâm).

Máy chỉ nặng 20-25kg, cách vận hành dễ dàng nên hầu như bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, phù hợp sản xuất nông hộ. Trong quá trình bơm nước, dù rác, bùn lọt vào máy hoặc không kín nước thì máy vẫn hoạt động tốt. Từ khi chiếc máy bơm do ông Đá cải tiến ra đời, nông dân nhiều nơi tìm đến đặt hàng, giá máy 1,7 triệu đồng/chiếc.

Vụ lúa hè – thu năm 2015, Quảng Trị bị khô hạn nặng, mực nước hồ đập ở mức chết, không thể xả nước cứu lúa, nông dân tưởng chừng mất trắng vụ mùa. Nhờ chiếc máy bơm của ông Đá, bà con bơm nước, bòn vét từ các hố bom, kênh rạch cấp đủ nước cho lúa phát triển, tránh được vụ mùa thất bát. Hiện nay, ông Đá đang nghiên cứu làm chiếc máy rải phân bón cho lúa.

Bà con nông dân muốn học hỏi cách làm máy bơm nước có thể liên hệ ông Đá theo số điện thoại: 0913190557.

Tiền nước tăng do sử dụng máy bơm hút nước

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Tiền nước tăng do sử dụng máy bơm hút nước

Nhiều hộ dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phản ảnh Công ty TNHH MTV Cấp nước và đầu tư xây dựng Đắk Lắk đã thực hiện việc cúp nước luân phiên (ngày có, ngày không) hơn hai tháng nay, việc sử dụng nước của người dân ít hơn nhưng hóa đơn tiền nước sinh hoạt lại tăng lạ thường. Cá biệt có hộ dân hằng tháng chỉ sử dụng 200.000-300.000 đồng thì hóa đơn tiền nước tháng 3-2013 nhảy lên gần 9 triệu đồng.

* Ông Nguyễn Văn Tin (trưởng phòng quản lý khách hàng, Công ty TNHH MTV Cấp nước và đầu tư xây dựng Đắk Lắk) trả lời:

- Hai tháng trở lại đây phòng quản lý khách hàng của chúng tôi liên tục nhận được hàng trăm phản ảnh, khiếu nại việc hóa đơn tiền nước hai tháng gần đây tăng từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng so với các tháng trước.

Trong khi đó việc sử dụng nước của các gia đình không tăng mà còn giảm vì nước bị cắt, ngày có ngày không. Cá biệt có khách hàng tại số nhà 88 Lê Thánh Tông (số cũ) hằng tháng sử dụng trên dưới 300.000 đồng nhưng mới đây nhận hóa đơn hơn 8,7 triệu đồng nên đã đến công ty khiếu nại.

Chúng tôi đã kiểm tra và phát hiện gia đình khách hàng này đã lắp may bom nuoc trực tiếp vào ống dẫn nước của công ty để hút nước.

Đó là nguyên nhân chính khiến đồng hồ nước của gia đình này tăng đột biến vì khi mở máy bơm hút nước, không khí trong ống dẫn nước sẽ làm quay kim đồng hồ trước khi có nước về. Chúng tôi đã yêu cầu gia đình tháo máy bơm ra khỏi ống, thay đồng hồ nước mới để đảm bảo chính xác, đồng thời giảm cho khách hàng này chỉ phải nộp gần 4 triệu đồng.

Công ty đã tổ chức khảo sát trên diện rộng và phát hiện có khoảng 1.000 máy bơm như vậy được lắp trực tiếp vào các đường ống dẫn nước của công ty. Việc lắp các máy bơm trực tiếp vào đường ống dẫn nước không chỉ gây thiệt hại cho gia đình khách hàng mà còn gây ảnh hưởng cho các hộ dân khác cùng khu dân cư.

Chính vì vậy người dân nên kiên nhẫn đợi nước chảy về hãy mở vòi và tắt vòi khi bể, bồn chứa nước đầy để tránh gây lãng phí... Trước mắt, để đảm bảo nước sinh hoạt cho những hộ dân ở những khu vực địa hình cao, công ty vẫn đang tổ chức hai xe bồn cấp miễn phí cho người dân khi có yêu cầu. Công ty cũng đang đầu tư xây dựng thêm hồ chứa nước Ea Tul Cáp (xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột) với công suất 5.000m3 để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân thành phố...

TR.TÂN ghi

>> Máy bơm hư, cúp nước cả xã

Máy bơm hư, cúp nước cả xã

Đó là tình trạng đang xảy ra tại các ấp 1, 2, 3, 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh (TP.HCM) trong nhiều ngày qua. Theo người dân, từ ngày 19-1 nguồn nước do Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn TP cung cấp đột nhiên bị cúp khiến sinh hoạt của người dân ở các ấp nói trên bị đảo lộn.

Trưa 23-1, dọc tỉnh lộ 11, xã Hưng Long, nhiều người dân có nhà ở hai bên đường đặt xô, chậu... để chứa nước sạch do xe bồn chở đến tiếp ứng. Nhiều hộ dân sống trong hẻm phải đi xin nước giếng về sử dụng.

Ông Nguyễn Văn Hùng - nhà ở ấp 1, xã Hưng Long - cho biết dẫu các nhân viên trạm cấp nước đã huy động xe bồn chở nước miễn phí tới cung cấp cho người dân nhưng vẫn không đáp ứng đủ nước sạch. Còn tại nhà ông Trần Văn Huê, ở ấp 3, sau khi máy bơm bị hư, trạm cấp nước có chuyển nước sạch từ khu vực khác vào đường ống nên nước có chảy nhỏ giọt. “Gia đình tôi phải túc trực cả đêm lẫn ngày để hứng nước đổ vào bồn chứa” - ông Huê cho biết.

Ông Lê Văn Minh, trưởng phòng quản lý cấp nước Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn TP, cho biết do máy bơm ở trạm cấp nước hư nên không thể bơm nước lên phục vụ người dân. Khi xảy ra sự cố, trung tâm đã nối đường ống ở các trạm cấp nước lân cận chuyển nước sạch về cho người dân ở xã Hưng Long sinh hoạt. Ngoài ra, một xe bồn chở nước cũng chạy liên tục trong ngày để tiếp nước cho người dân.

Cũng theo ông Minh, do giếng nước đã sử dụng lâu năm nên cát xâm nhập vào máy bơm khiến máy hư. “Hiện trung tâm đã gia cố ống dẫn nước bằng ống nhựa, đồng thời hút cát dưới giếng lên. Dự kiến sáng 24-1, trạm cấp nước thả máy bơm nước xuống giếng để bơm nước vào đường ống cho người dân dùng” - ông Minh nói.

ĐỨC PHÚ

>> Lựa chọn và sử dụng máy bơm nước gia đình